Kết quả tìm kiếm cho "đồng bào dân tộc Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2002
Chiều 23/5, Ban Chỉ đạo thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát xã An Tức (huyện Tri Tôn) tổ chức tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong tháng 4 âm lịch hàng năm tại tỉnh An Giang, là sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang giá trị tâm linh to lớn đối với nhiều cộng đồng dân tộc, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… không chỉ ở Nam Bộ, mà còn trên khắp cả nước. Tầm quan trọng của lễ hội thể hiện ở việc vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc, vừa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho người dân.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.
An Giang có lịch sử lâu đời, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc khác nhau… Chính sự đa dạng “trầm tích lịch sử”, phong phú trong tín ngưỡng, đời sống văn hóa, nghệ thuật... tạo nên văn hóa đa sắc màu, vừa đậm dấu ấn truyền thống và mang tính hiện đại.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức từ ngày 23 đến 27/4 âm lịch hàng năm, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Chăm, Khmer. Trong đó, văn hóa Khmer được thể hiện từ chính giả thuyết xuất xứ của tượng Bà.
Chiều tối 19/5 (nhằm ngày 22/4 âm lịch), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính thức bước vào cao điểm, thông qua hoạt động tổ chức Lễ phục hiện rước tượng Bà Chúa Xứ và lễ hội đường phố.
Phát huy vai trò “Tuổi cao - gương sáng”, người cao tuổi huyện Tri Tôn đã tích cực thực hiện các phong trào thi đua trên nhiều lĩnh vực. Qua đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm người cao tuổi trên mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng quê hương, lan tỏa gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.
Xã đoàn Châu Lăng vừa phối hợp cùng UBMTTQVN xã bàn giao căn nhà Nhân ái cho gia đình chị Néang Nine (ngụ ấp An Thuận), thuộc diện hộ nghèo, đang gặp khó khăn về nhà ở. Căn nhà được xây dựng từ sự vận động của Xã đoàn với Ban Từ thiện chùa Thanh Tuyền (xã Châu Lăng).
4 tháng đầu năm 2025 chứng kiến những tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch (DL) An Giang, khi địa phương ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là ở lượng khách quốc tế và doanh thu. Thông tin này vừa được công bố, mang đến niềm hy vọng về sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của “ngành công nghiệp không khói” tại vùng đất Tây Nam Bộ giàu tiềm năng.
Chiều 16/5, Công an tỉnh An Giang phối hợp Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo tổ chức Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho 15 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer xã Lê Trì (huyện Tri Tôn) nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chi Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo Bác Hồ, Bác Tôn về chăm lo đời sống Nhân dân trong lực lượng vũ trang.
Hè về, bắt đầu vào mùa mưa, một trong số trái cây dân dã được người ta nhắc tới, không thể thiếu trái trâm ở vùng Bảy Núi. Vị ngọt xen lẫn chua chát của trâm không chỉ là câu chuyện của tuổi thơ của các thế hệ, mà đã chuyển sang góc nhìn về giá trị kinh tế cho nhiều người dân.